Tay không gây dựng cơ đồ của từ 25 xu

Câu chuyện tay không gây dựng cơ đồ của từ 25 xu của người đàn ông giàu có và độc thân với những bài học rút ra từ trải nghiệm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả máu thực sự ý nghĩa với những người trẻ đang khởi nghiệp.


                                                    Nói chuyện với sinh viên bên ngoài chiếc xe xuyên Á

Học không bao giờ là đủ

Nỗi ám ảnh lớn nhất của Vikrom là những xung đột gia đình triền miên và người cha tàn nhẫn. Với bản tính trăng hoa, cha ông từng lấy rất nhiều vợ, và có hơn 20 đứa con nhưng không dành tình thương cho bất kỳ đứa con nào. Vikrom cũng bị cha cưỡng bức lao động từ nhỏ, làm rất nhiều công việc nặng nhọc, quá sức với một đứa trẻ đang tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”.
Cha cũng chính là rào cản học hành của Vikrom. Ngay từ khi còn nhỏ, mỗi khi kết thúc một cấp học, ông lại tha thiết van xin bố cho phép học tiếp, đổi lại ông phải làm việc “tối mắt tối mũi” để phụ giúp gia đình từ đi chợ nấu cơm, trông em, đến làm vườn.
Vikrom quan niệm: “ Học không bao giờ là đủ, hãy cứ chăm chỉ học hành, làm việc và tích lũy, ngày thành công sẽ không xa”. Bởi vậy, trong những lúc điều kiện khó khăn nhất, ông vẫn tìm mọi cách để gắng gượng và giành được tấm bằng cử nhân ĐH tại Đài Loan.
Ông xác định cho mình một tư tưởng đúng đắn ngay từ những ngày đầu lập nghiệp: “Để đạt được mục tiêu, trước tiên là phải học hành đến nơi đến chốn”. Nấc thang đầu tiên đưa ông đến với thế giới rộng lớn chính là việc học hành, càng học cao, như có bằng thạc sỹ tại các trường ĐH danh tiếng trên thế giới, học tập trong môi trường có nhiều người giỏi sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn khi bước vào đời.
Ngay khi tốt nghiệp ĐH, Vikrom khát khao được học tiếp ngành kỹ thuật hàng không tại ĐH Toronto, Canada nhưng vì không đủ tiền trả học phí nên đành gác lại đến khi tiết kiệm đủ tiền sẽ đi học tiếp.

Tỷ phú không ngại học tiếng Anh

Khi đã trở thành một doanh nhân trẻ với những hợp đồng làm ăn, dự án đầu tư đầu tiên, nhận thấy vốn tiếng Anh quá khiêm tốn của mình sẽ bất lợi cho công việc, có những khi trao đổi với đối tác, Vikrom chỉ hiểu một cách mơ hồ và chật vật mới nói được vài câu. Ông đã không ngừng rèn luyện, học hỏi và sau ba tháng đã tự liên hệ, xin giấy phép nhập khẩu FCE của Cục Thực phẩm & dược phẩm Mỹ. Và bây giờ, Vikrom có thể nói trôi chảy, tự tin hoàn toàn về khả năng tiếng Anh của mình.
Với suy nghĩ, gieo trồng vào giáo dục sẽ đem lại thu hoạch cả đời, khi có kiến thức mỗi người sẽ tự lo được cuộc sống của bản thân, không còn là gánh nặng của gia đình và chỉ có học mới có thể tiến xa được, nên ông luôn khuyến khích chính mình, cũng như những người thân cần học hành đến nơi đến chốn dù ở bất cứ lứa tuổi nào.

Muốn thành tỷ phú, phải tiết kiệm

Vikrom cho rằng ngoài chuyện làm việc chăm chỉ, kiên trì cần phải biết cách “quy hoạch” cuộc sống của mình: Sắp xếp mọi thứ theo một trật tự khoa học, chi tiêu hợp lý.
Doanh nhân 59 tuổi tiết lộ: “Tôi là người lý trí và biết sống tiết kiệm từ nhỏ do học được từ mẹ, một người không bao giờ chi tiêu hoang phí. Nhờ tiết kiệm mà bà đủ sức nuôi nấng cả gia đình. Đó là nền tảng mà tôi duy trì từ nhỏ đến bây giờ. Từ nhỏ tôi đã tiết kiệm được 1 vạn bạt nhưng không phung phí. Nó giúp tôi luôn có một cuộc sống ổn định, vững vàng”.
Khi có chút vốn liếng trong tay và thành công trong một số dự án, Vikrom cho biết, càng kiếm được nhiều tiền, ông càng biết quý trọng từng đồng vì đó là mồ hôi, công sức, tâm huyết của mình.


Vikrom Kromadit là con một người trồng mía nhưng không nối nghiệp cha, từ tỉnh lẻ Vikrom Kromadit quyết chí lập thân ngay giữa thủ đô Bangkok ở tuổi 22
và gần như khởi nghiệp từ con số không.
 
Ông cũng không phải vất vả khi phải quản lý số tiền lớn do vay được để phát triển kinh doanh và luôn nhắc nhở mình không bao giờ “vung tay quá trán” để phải trở thành con nợ vô lý.
Kể cả khi đi công tác, ông thường lập kế hoạch kỹ càng và ước tính các khoản chi của chuyến đi. Dù sự nghiệp đang bắt đầu “cất cánh” nhưng Vikrom vẫn hết sức tiết kiệm. Một lần sang Mỹ, ông chỉ mang theo hơn 2.000 USD và dùng tiền rất chừng mực vì nếu hết tiền giữa chừng thì rất gay go khi không thể vay mượn ai nơi “đất khách quê người”.
Thậm chí, Vikrom còn tự nhận mình là “hà tiện”, không thích dùng hàng hiệu vì nó quá đắt mà thường tìm đồ bình dân ở các chợ trời Sanam Luông hay Chatuchak.
Các vật dụng cần thiết trong nhà như tủ lạnh, ti vi, máy điều hòa… thường được “ông chủ” cân nhắc kỹ sự phù hợp giữa giá cả với tính năng sử dụng và độ bền. Vikrom cho biết: “Biết chi tiêu một cách hợp lý giúp chúng ta tự do, không bị lệ thuộc vào người khác”.
Tuy vậy, với sức khỏe thì”yêu cầu khoa học” đặt lên hàng đầu. Ông luôn yêu cầu người nấu bếp phải mua thực phẩm tươi ngon,có lợi cho sức khỏe và hợp khẩu vị; nhất là chất lượng và các vitamin trong đồ ăn.

Lời nói là ‘ông chủ’ của bản thân

Dù cũng đã bao phen mất trắng, bao lần bị trở mặt nhưng Vikrom Kromadit vẫn luôn đề cao lòng trung thực, chính trực trong nghiệp kinh doanh.
Chân ướt chân ráo vào nghề, chưa kịp mừng rỡ về những “phần thưởng” ngọt ngào có được từ nỗ lực của bản thân, ông biết đâu có biết bao cạm bẫy luôn rình rập những “con mồi” ngây thơ, yếu ớt như mình. Chính vì thế, tưởng rằng việc hợp tác với hai người “khổng lồ” Bill Perez và Paul giúp đưa sản phẩm của mình thâm nhập thị trường Mỹ sẽ diễn ra suôn sẻ với viễn cảnh đẹp như mơ, Vikrom đã bỏ rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc của mình để mong có được một hợp đồng ký kết.
Để rồi cuối cùng, giấc mơ vụt tắt khi hai “người bạn lớn” này quay ra trở mặt với ông và tiến hành kinh doanh độc lập. Kế hoạch thất bại đầu tiên ấy đã gây cho Vikrom một cú sốc lớn. Ông đã mất khá lâu mới có thể cân bằng lại cuộc sống và “chiến đấu” tiếp. Đây cũng là bài học kinh nghiệm mà ông “khắc cốt ghi tâm” để nhắc nhở bản thân mỗi khi làm việc.

Vikrom đã phấn đấu vươn lên bằng ý chí mạnh mẽ, một tầm nhìn rộng lớn và trở thành nhà phát triển khu công nghiệp lớn nhất Thái Lan, Chủ tịch kiêm CEO Tập đoàn AMATA lừng danh Đông Nam Á ngày nay. Tại Việt Nam, ông đã phát triển Amata tại thành phố Biên Hòa (Đồng Nai).

Trên con đường sự nghiệp đầy chông gai, thử thách và hiểm nguy ấy, ông đã từng trải qua, và gặp rất nhiều những mánh lới, thủ đoạn lọc lõi để “lật” nhau của các đối tác. Có nhiều cách để “dạy” cho họ nhớ về những gì họ đã gây ra. Tuy nhiên, Vikrom không làm điều đó. Ông luôn đề cao lòng trung thực, chính trực trong cái thế giới hỗn loạn ấy.
Theo Vikrom, sống có tình nghĩa, đền đáp công ơn những người đã giúp đỡ mình là đức tính không thể thiếu của mỗi doanh nhân. Cho dù làm bất cứ việc gì cũng phải dựa vào lẽ phải, sự công bằng và rộng lượng. Điều gì đã hứa phải cố gắng thực hiện bằng được vì lời nói chính là “ông chủ” của mình, nên suy nghĩ kỹ trước khi nói, đã nói thì phải làm.




Trọng các mối quan hệ

“Tỷ phú 25 xu” có phương châm sống rất giống với quan niệm của người Việt Nam, “giàu vì bạn”.
Ông từng chia sẻ quan điểm này của mình trong cuốn tự truyện “Tay không xây dựng cơ đồ”: “Chim không cánh không thể bay cao, người không bạn không thể tiến xa, cần phải có những người quen biết, cùng hội cùng thuyền để nương tựa, giúp đỡ nhau. Tuy nhiên, tôi chỉ kết bạn với người tốt, trung thực và công bằng. Có lưu ý nữa là cách chọn lọc những người đáng để làm quen.

Thích nghi là nghệ thuật sống

Vikrom cho rằng, thay đổi bản thân thích nghi với hoàn cảnh sẽ giúp bản thân tự tin và hòa đồng hơn.
Nghệ thuật sống mà “tỷ phú 25 xu” luôn vận dụng là tự điều chỉnh bản thân linh hoạt với hoàn cảnh và môi trường sống luôn thay đổi. Nhờ đó, trong thời gian 10 năm hoạt động, các vấn đề công ty gặp phải đã lần lượt được giải quyết ổn thỏa. Ông đã trang trải sòng phẳng khoản nợ 8 triệu bạt do thua lỗ trong hai vụ buôn bán bột sắn 300 tấn và 2 container cá ngừ hộp bị trả lại.

Không bỏ qua hai chữ “kiên trì”

Đây là đức tính thường thấy của những người thành đạt. Ở Vikrom cũng vậy, để có được thành công với số tài sản trăm triệu đô la, sở hữu 900 nhà máy, cơ sở sản xuất với doanh thu bằng 10% GDP của Thái Lan hàng năm với số vốn khởi nghiệp chỉ vỏn vẹn 25 xu là cả một quá trình lao động miệt mài, cần mẫn, bền bỉ.
Đứng trước những “cơn bão tố” ập đến, có những lúc như “nuốt trọn” cơ đồ bao năm gây dựng, chắt chiu, ông đã chống chọi kiên cường. Ông luôn tìm cho mình lối thoát trong những tình thế bế tắc ấy bằng chính sự kiên trì.

                                            Nguồn: Internet(lamgiau0kho)
                                        


Đọc tiếp ...

5 bài học thú vị cho người khởi nghiệp

1. Không cần đột phá



Trên thực tế, nhiều doanh nhân đã thành công khi chỉ cần thay đổi một đặc tính rất nhỏ của các sản phẩm, dịch vụ hay mô hình kinh doanh hiện tại. Cinemex là ví dụ điển hình, họ đã rất thành công trong việc đưa hệ thống rạp chiếu phim đa màn hình từ Mỹ về Mexico. Nhà đồng sáng lập ra công ty này cho biết: “Điểm khác biệt duy nhất là chúng tôi dùng nước chanh thay vì bơ để cho vào bỏng ngô”. Chỉ nhờ có vậy, họ đã thay đổi được văn hóa xem phim rạp ở đây, thống trị hoàn toàn thị trường và tạo ra khoản lợi nhuận 300 triệu USD.

2. Không cần rủi ro

Khởi nghiệp thường đi kèm với nguy cơ mất tiền hoặc thất bại. Tuy nhiên, kể cả khi bạn đã có một vị trí với mức lương ổn định, thì vẫn còn nhiều rủi ro khác, như bị sa thải, gặp phải sếp kém cỏi hay chế độ đãi ngộ thấp.
Và một khi đã có quyết định kinh doanh, thì các doanh nhân sẽ cố gắng giảm thiểu tối đa mức độ rủi ro, một phần bằng cách hình thành các mối quan hệ hợp tác để phân tán rủi ro, đồng thời biến các động thái rủi ro cao trở nên ít nguy cơ hơn để có thời gian học hỏi và thích nghi dần dần.
Mary Gadams, nhà sáng lập RacingThePlanet ở Hong Kong, đã rất thành công trong việc tổ chức các sự kiện thể thao và siêu marathon thương mại. Bà sử dụng các tình nguyện viên, giữ chi phí cố định ở mức thấp, đưa nhiều sự kiện vào cùng một lúc và buộc người tham gia phải trả trước hàng nghìn USD, và đó chính là nguồn dự trữ tiền mặt lớn để bà tổ chức các sự kiện này.

3. Không cần theo đuổi những cơ hội

Cơ hội không phải là thứ có thể theo đuổi được. Thế nhưng phần lớn chúng ta lại cho rằng cơ hội là những chùm quả chín mọng trên giàn đang chờ được hái xuống. Trên thực tế, cơ hội là yếu tố chủ quan, và nó chỉ nảy sinh khi doanh nhân tin tưởng rằng họ đang nắm giữ một khả năng, thông tin hoặc tài sản đặc biệt nào đó.
Công ty tư vấn luật Clutch Group được hình thành từ chính kĩ năng bán hàng xuất sắc của Abhi Shahi. Kĩ năng này có được từ việc bán kinh thánh suốt thời sinh viên của anh. Chính nó đã giúp anh thuyết phục được các lãnh đạo của một số ngành công nghiệp hàng đầu hợp tác và đầu tư vào công ty của mình. Kết quả là ClutchGroup luôn được đánh giá là nhà cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý hàng đầu trên thị trường.

4. Không cần đam mê

Trung thành, nhiệt tình, chăm chỉ, kiên trì, có khả năng tập hợp mọi người – đúng là có cần thiết, thế nhưng còn đam mê thì sao? Đó là một thứ cảm xúc bóp méo và làm mờ mắt con người. Trên thực tế, công việc khó khăn nhất đối với một doanh nhân mới khởi nghiệp là làm sao để vừa hành động dứt khoát khi thấy có bất ổn vừa phải luôn tự phê bình bản thân và tiếp nhận kiến thức mới.
Gabriel Meron – nhà sáng lập Given Imaging đã đưa nhà sản xuất viên nang nội soi của Israel lên sàn Nasdaq năm 2001. Kể từ khi rời khỏi công việc kinh doanh tốt đẹp vào năm 2006, Meron đã hoạt động trong một lĩnh vực mới dựa trên một bài thử nghiệm đơn giản giúp hỗ trợ chẩn đoán các bệnh về động mạch vành. Rõ ràng ông đã bị thuyết phục rằng đây sẽ là một thành công lớn đáng để đầu tư tiền của và thời gian, và rõ ràng là còn có các cơ sở khoa học đảm bảo cho sự thành công của cuộc thử nghiệm nữa. Nhưng Meron biết rằng sẽ có rất nhiều điều bất ngờ, ông đã tuân theo các quy tắc của FDA để chứng minh hiệu quả của thí nghiệm, và ông biết rằng việc thương mại hóa một loại thuốc là cả một quá trình dài.
Luôn giữ một cái đầu lạnh, sáng suốt, kiên trì và điêu luyện là tất cả những gì có thể nói về Meron và phương pháp của ông. Đam mê không hề nằm trong nhóm đó. Vì vậy, lời khuyên cho các doanh nhân chuẩn bị khởi nghiệp là hãy để lại đam mê của mình trong phòng ngủ, vén mành lên và để cho ánh nắng chói chang rọi sáng lên kế hoạch kinh doanh của bạn.

5. Kinh doanh không tốt cho sức khỏe

Mặc dù một cuộc bỏ phiếu gần đây cho thấy rằng 80% người dân Ba Lan nghĩ doanh nhân Ba Lan là những kẻ lừa đảo, thì trái lại, hình ảnh về các doanh nhân Mỹ lại là mẫu mực về trí tuệ, đạo đức và sức khỏe. Tuy nhiên, mặt tối của những vấn đề này chính là một phần không nhỏ các doanh nhân đang phải khổ sở với những niềm say mê thử thách, thành tựu và giải thưởng. Hậu quả là, họ càng ngày càng tìm đến những thử thách lớn hơn, và cứ thoát khỏi cái này là lại vướng vào một cái khác.
Bert Twaalfhoven, 45 tuổi và đã có tổng cộng 54 lần kinh doanh, phần lớn liên quan đến công nghiệp vũ trụ. Ông không hề nghèo, và tài sản thừa kế kếch xù của vợ chính là vốn cho ông kinh doanh lần đầu tiên, và do vậy, không phải ông làm những việc này vì tiền. Ông là một người đam mê kinh doanh. Nhưng nó nguy hiểm ở chỗ phần lớn người đam mê muốn lôi kéo nhiều người khác như mình nữa. Sau khi bán công ty cuối cùng của mình năm 2001, Bert tiếp quản Diễn đàn nghiên cứu khởi nghiệp châu Âu – một chương trình truyền bá sự đam mê kinh doanh trên khắp châu Âu thông qua giáo dục và cải cách chính trị.
Chúng ta càng tránh xa thứ gì đó, thì ta lại càng thấy nó đơn giản. Các nhà khởi nghiệp thực thụ biết rằng khởi nghiệp là một tập hợp các hoạt động và thái độ phức tạp thách thức tất cả những lời giải thích đơn giản. Do vậy, một quan điểm thực tế về khởi nghiệp thực sự là gì sẽ giúp tất cả chúng ta thành công trên lĩnh vực mà ta đã chọn.


                                                   Theo Doanh nhân Sài Gòn


 
Đọc tiếp ...

Lời khuyên cho người lần đầu tiên khởi nghiệp

Tôi luôn khuyến khích các doanh nghiệp trẻ gây dựng cơ đồ và có thể cố vấn, giúp đỡ thế hệ kế tiếp chinh phục giấc mơ của họ. Chính những kiến thức được truyền từ thế hệ doanh nhân này sang thế hệ doanh nhân khác sẽ tạo ra cái nhìn sâu sắc, là nền tảng của sự thành công của những doanh nhân khởi nghiệp trong tương lai.



Dưới đây cũng chính là những gì mà tôi đã mong muốn được biết khi thành lập doanh nghiệp đầu tiên của mình.

1. Tập trung. Tập trung. Tập Trung

Nhiều doanh nhân nghĩ rằng mình luôn phải nắm bắt mọi cơ hội có được. Tuy thế, nhiều cơ hội kinh doanh cũng thường là con sói trong lốt cừu non. Đừng quan tâm quá nhiều tới những thứ bên lề. Việc ôm đồm quá nhiều sẽ làm sức mạnh của bạn giảm đi, dẫn đến hạn chế cả hiệu quả và năng suất. Tốt nhất là làm được một việc trọn vẹn, hoàn hảo, còn hơn là làm 10 việc một lúc mà việc nào cũng làng nhàng. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy cần phải nhảy sang một dự án khác cũng có nghĩa rằng ý tưởng ban đầu của bạn đang có vấn đề.

2. Biết việc mình làm, làm việc mình biết

Đừng bắt đầu kinh doanh chỉ bởi bạn cảm thấy nó có vẻ hấp dẫn hay có thể đem lại lợi nhuận lớn, mà hãy bắt đầu từ những gì bạn yêu thích. Công việc kinh doanh được gây dựng nên từ chính những điểm mạnh và tài năng của bạn sẽ có khả năng thành công cao hơn. Kinh doanh tạo ra lợi nhuận cũng quan trọng đấy, nhưng cảm giác vui vẻ, hạnh phúc, thỏa mãn khi nuhững gì mình tâm huyết đang phát triển mạnh mẽ hơn mỗi ngày còn là điều quan trọng hơn. Nếu trái tim bạn không dành cho công việc ấy, chắc chắn bạn sẽ không thể đạt được thành công.

3. Ngắn gọn trong 30 giây hoặc đơn giản là không nói gì cả

Khi có cơ hội gặp gỡ với một nhà đầu tư hay một khách hàng đang tìm hiểu, hãy luôn luôn sẵn sàng để quảng bá về công việc kinh doanh của bạn. Nói rõ những sứ mệnh, dịch vụ và mục đích mà bạn hướng tới một cách rõ ràng, ngắn gọn, súc tích. Hãy chọn cách nói phù hợp với người nghe, hơn là cố gắng nói nhiều hơn, với nhiều người hơn.

4. Biết mình biết gì, biết mình không biết gì, và biết rằng ai biết những điều mình không biết

Chắc chắn trong cuộc sống này chẳng có ai có thể biết hết mọi thứ, nên đừng bao giờ tỏ ra mình là Biết-tuốt. Hãy tập hợp quanh mình những cố vấn, những người sẽ bồi dưỡng bạn thành một lãnh đạo tốt hơn, một doanh nhân thành đạt hơn. Tìm kiếm thành công, kiến thức ở những người mà bạn có chung mối quan tâm cũng như những người nhận thấy có thể nhận được lợi ích khi làm việc với bạn dài hạn.

5. Hành xử như một người mới khởi nghiệp

Hãy tạm gạt những yêu cầu xa xỉ về văn phòng tiện nghi, xe hạng sang hay những khoản chi phí phù phiếm to lớn, trong khi sự sống của công ty bạn vẫn còn phụ thuộc vào ví tiền của bạn. Hãy thực hành và hoàn thiện nghệ thuật tiết kiệm, cẩn trọng với từng đồng, và cũng như uốn lưỡi bảy lần trước khi nói, hãy uốn tay bảy lần trước khi tiêu bất cứ một khoản nào. Duy trì một chi phí thấp và quản lý dòng tiền của bạn thật hiệu quả.

6. Học từ thực tế

Không một cuốn sách kinh doanh, kế hoạch kinh doanh nào có thể dự đoán chắc chắn được tương lai, hoặc trang bị đầy đủ kiến thức cho bạn để có thể trở thành một doanh nhân thânhf công. Cũng không bao giờ có một kế hoạch hoàn hảo, không có con dường hoàn hảo, không có đường tắt. Tất nhiên, đừng bao giờ nhảy vào giữa một công việc kinh doanh mới mà không có bất kỳ ý niệm nào về nó hay một kế hoạch cụ thể với nó, nhưng cũng đừng mất đến hàng tháng, hàng năm chỉ để ôm cây đợi thỏ. Bạn sẽ dần trở thành doanh nhân thành công chính nhờ va chạm thực tế, quan trọng nhất là bạn phải học hỏi từ những sai lầm và không bao giờ mắc một sai lầm đến lần thứ hai.

7. Sẽ không ai đem tiền cho bạn đâu

Thực thế, khi khởi nghiệp, sẽ không ai đưa không tiền cho bạn đâu. Nếu ngay từ đầu bạn cần một nguồn vốn lớn để bắt đầu đầu tư, kế hoạch của bạn cần phải xem xét lại. Tìm một điểm để bắt đầu thay vì cố chọn điểm kết thúc. Giảm quy mô cũng như các chí phí đắt đỏ. Hãy đơn giản hóa các ý tưởng cho đến khi bạn có thể quản lý nó một cách dễ dàng, tìm cách để kế hoạch hóa mô hình kinh doanh của bạn trên một ngân sách eo hẹp. Nếu bạn muốn tìm kiếm đầu tư, hãy chứng minh được giá trị của mình trước đã. Nếu ý tưởng của bạn thành công một cách hiện hữu, cơ hội huy động vốn từ các nhà đầu tư sẽ được cải thiện đáng kể.

8. Hãy giữ gìn sức khỏe

Không, tôi không phải là mẹ của bạn đâu nhé. Nhưng tôi đảm bảo rằng bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn nếu tự biết chăm sóc cho mình. Công việc kinh doanh cũng chính là một phong cách sống. Nếu cứ làm việc đến kiệt sức, bạn sẽ tự đốt cháy bản thân mình và công việc cũng sẽ kém hiệu quả hơn. Đừng lý do lý trấu gì nữa, hay ăn uống hợp lý, tập thể dục và dành thời gian cho riêng mình.

9. Đừng trở thành nạn nhân của công việc kinh doanh

Lời nói không quan trọng bằng việc làm. Hãy khẳng định giá trị của bạn thông qua những gì bạn có thể đạt được thay vì những lời ba hoa bốc phét. Hãy cho khách hàng và các nhà đầu tư thấy rằng doanh nghiệp của bạn nhiệt tình mà vẫn trang nhã, thân thiện nhưng không vồ vập. Tránh làm mất lòng tin bằng cách tô vẽ những mục tiêu cao xa nhưng không chắc chắn. Tóm lại, hoặc là bạn chắc chắn làm được, hoặc là nên im lặng.

10. Biết rằng lúc nào cần phải dừng lại

Ngược lại với những gì người ta thường nói, người thuyền trưởng sáng suốt không phải là người sẽ ở lại và chìm nghỉm cùng con tàu. Đừng làm những việc ngu ngốc chỉ để thỏa mãn cái tôi của mình, tỏ ra mình anh hùng mã thượng, vậy nên cũng phải biết lúc nào cần rút chân khỏi vùng bùn. Nếu ý tưởng của bạn đang tỏ ra thất bại ngày một rõ ràng, chứng tỏ bạn đã làm gì đó sai. Hãy xem lại mình có thể làm gì khác. Rút ra bài học từ những thất bại của chính mình sẽ là hành trang tốt hơn cho bạn và cho những công việc kinh doanh sau này. Thất bại là không thể tránh khỏi, nhưng một doanh nhân đích thực là người sẽ trưởng thành từ những nghịch cảnh.
                                                                           
                                                                             Theo Saga
Đọc tiếp ...

20 lời khuyên trước khi khởi nghiệp kinh doanh

Tự gây dựng một sự nghiệp kinh doanh không phải là một việc dễ dàng. Mặc dù bạn có toàn quyền trong tay nhưng bạn cũng sẽ vấp phải rất nhiều những khó khăn thử thách đòi hỏi nhiều kỹ năng, sự nhạy bén và tính chuyên nghiệp. Dưới đây là những lời khuyên từ những CEO lâu năm dành cho những ai muốn khởi nghiệp kinh doanh.

 

1. Viết ra định hướng của công ty trong 3 năm tới

Thật khó để ghi nhớ tất cả những mục tiêu bạn muốn đạt được trong đầu. Do đó, bạn nên ghi chúng lại. Khi đưa ra mỗi quyết định, hãy tự hỏi: quyết định này có giúp bạn đến gần hơn với mục tiêu của mình không.

2. Học cách lắng nghe khách hàng

Khi khởi nghiệp kinh doanh, những doanh nhân trẻ thường chỉ đưa ra những dịch vụ tư vấn truyền thông. Nhưng yêu cầu của khách hàng còn hơn thế nữa. Thị trường sẽ cho bạn biết điều gì là cần thiết. Hãy lắng nghe khách hàng và bạn sẽ biết cách phục vụ hoàn mỹ nhất.

3. Không ngừng đổi mới

Mỗi phút trôi qua trên thế giới là mỗi phút phát triển của công nghệ. Do đó, dù cho lĩnh vực kinh doanh của bạn là gì, bạn luôn phải cập nhật cái mới.

4. Luôn nghĩ về giá trị thay vì giá cả

Hãy luôn đánh giá mọi thứ dựa trên cơ sở giá trị chứ không phải trên thang giá.

5. Chỉ thuê những nhân viên có nhiệt huyết

Điều này càng chính xác trong kinh doanh vừa và nhỏ. Còn đối với những tập đoàn lớn, luôn có chỗ trống cho nhiều kiểu người cùng nhiều tính cách đa dạng. Trong lĩnh vực kinh doanh nhỏ, niềm đam mê là điều kiện tiên quyết tại mỗi vị trí trong công việc. Hãy thuê những con người đầy nhiệt huyết.

6. Sa thải nhân viên một cách chuyên nghiệp

Sa thải nhân viên là quyết định không dễ dàng đưa ra của một CEO nhưng để kinh doanh tốt hơn, đôi khi chúng ta phải làm vậy. Dù bạn sa thải hay bị sa thải, đừng làm cho mọi việc trở nên quá trầm trọng.

7. Học cách tha thứ

Trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống, mọi thứ đều có thể xảy ra. Bạn phải học cách chấp nhận và tha thứ.

8. Tiền mặt là tối quan trọng trong kinh doanh

Trong bối cảnh kinh tế đầy biến động như hiện nay, điều này lại càng đúng. Hãy thỏa thuận với khách hàng về việc thanh toán trước.

9. Thay vì quá đề cao sự cân bằng, hãy hướng tới sự vui vẻ

Hãy luôn hướng tới niềm vui trong công việc. Sự cần bằng trong thế giới ngày nay đã rất khác so với 20 năm trước.

10. Đừng đánh giá thấp sực mạnh của PR

Ngày nay, truyền thông có tầm hưởng rất lớn và ngày nay sức mạnh này phần lớn nằm trong tay báo giới.

11. Hãy là một người lãnh đạo thông minh

Mọi người luôn sẵn sàng nghe theo người lãnh đạo luôn tôn trọng họ. Hãy học cách đánh giá và luôn có thưởng khi họ làm tốt.

12. Tập trung là kỹ năng quan trọng cần có được

Hãy tập trung vào những vấn đề thực sự quan trọng trong việc kinh doanh của bạn. Và thực hiện chúng một cách nhất quán.

13. Đa nhiệm không có nghĩa là năng suất cao hơn

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đa nhiệm làm giảm năng lực của bộ não. Do đó, không nên ôm đồm quá nhiều việc, hãy biết chia ra và chỉ đạo việc thực hiện những nhiệm vụ này.

14. Tuổi tác không chỉ là con số

Trong kinh doanh, tuổi tác có vai trò quan trọng. Việc quản lý một nhân viên thế hệ Y sẽ rất khác so với quản lý một nhân viên thuộc thế hệ 4-6x.

15. Hình thức có vai trò quan trọng

Một người có vẻ ngoài nhã nhặn và phù hợp với hoàn cảnh luôn có lợi thế. Dù thích hay không, hãy học chú ý tới hình thức của bạn.

16. Hãy học cách nhìn nhận sự việc một cách khách quan

17. Đừng áp đặt suy nghĩ của bạn vào người khác

Trong tình huống này bạn sẽ làm thế này hay thế kia, nhưng điều này không có nghĩa là người khác cũng vậy.

18. Thú nuôi giúp nơi làm việc dễ chịu hơn

Những chú cún hay mèo con đáng yêu luôn giúp cho nơi làm việc trở nên gần gũi và thân thiện hơn.

19. Sự ủng hộ có vai trò rất quan trọng

Dù có cố gắng đến cỡ nào, nhưng bạn không thể đảm đương công việc một mình. Hãy xây dựng mạng lưới những người ủng họ cả về cá nhân lẫn trong công việc.

20. Một CEO cũng là một CVO (Chief Value Officer)

Hãy luôn tự hỏi bản thân làm thế nào để tạo dựng giá trị cho khách hàng, và cho nội bộ công ty. Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ giúp bạn điều hành công ty tốt hơn.
 
 
 
                                                         Nguồn: Internet(lamgiau0kho)
 
Đọc tiếp ...

Thật ý nghĩa nếu bạn có thể tạo dựng công ty của riêng mình và còn tuyệt vời hơn nếu giá trị thương hiệu cán mốc 1 tỷ USD (khoảng 21.000 tỷ đồng) trước tuổi 30. Hãy cùng điểm qua danh sách 9 tỷ phú công nghệ thuộc thế hệ 8X dưới đây.

Thật ý nghĩa nếu bạn có thể tạo dựng công ty của riêng mình và còn tuyệt vời hơn nếu giá trị thương hiệu cán mốc 1 tỷ USD (khoảng 21.000 tỷ đồng) trước tuổi 30. Hãy cùng điểm qua danh sách 9 tỷ phú công nghệ thuộc thế hệ 8X dưới đây.

1. Ben Silbermann, 29 tuổi
Ben Silbermann quyết định rời khỏi Google để xây dựng con đường riêng, tuy nhiên anh chàng nhanh chóng vấp phải khó khăn và thất bại khá nhiều. Sau đó, Ben Silbermann sáng lập Pinterest – mạng xã hội chia sẻ ảnh thu hút hàng chục triệu lượt truy cập mỗi tháng. Giờ đây, khi Pinterest có giá khoảng 1,5 tỷ USD (khoảng 31.500 tỷ đồng) khi Ben Silbermann mới 29 tuổi.


2. Kevin Systrom, 27 tuổi
Năm 2010, Kevin Systrom cùng với Mike Krieger (25 tuổi) sáng lập Instagram - phần mềm chụp ảnh nổi tiếng nhất hiện nay. Hiện Instagram có hơn 80 triệu người dùng và Kevin Systrom đã bán ứng dụng cho Facebook với mức giá 1 tỷ USD (khoảng 21.000 tỷ đồng).


3. Drew Houston, 29 tuổi

Năm 2007, Drew Houston đồng sáng lập Dropbox và nhận được lời đề nghị mua lại của Apple. Tuy nhiên, Drew Houston quyết tâm giữ gìn sản nghiệp của riêng mình và điều ấy hoàn toàn đúng đắn. Năm ngoái, Dropbox kiếm về 240 triệu USD (khoảng 5.040 tỷ đồng) và giá trị công ty đạt mốc 4 tỷ USD (khoảng 84.000 tỷ đồng).
 


4. Aaron Levie, 27 tuổi
Box đang trở thành đối thủ lớn của Dropbox và công ty này cũng do một người trẻ - Aaron Levie - sáng lập. Trên thực tế, Box còn xuất hiện trên thị trường sớm hơn Dropbox và giá trị của hãng hiện đạt 1,2 tỷ USD (khoảng 25.200 tỷ đồng).



5. Brian Chesky, 29 tuổi
Năm 2008, Brian Chesky cùng hai người bạn Joe Gebbia và Nathan Blecharczyk gây dựng Airbnb - dịch vụ chia sẻ thông tin cho thuê căn hộ gây tiếng vang lớn. Hiện website được định giá 1,3 tỷ USD (khoảng 27.300 tỷ đồng).



6. Mark Zuckerberg, 28 tuổi
Thật thiếu sót nếu không nhắc đến Mark Zuckerberg trong danh sách bởi CEO Facebook quá nổi bật. Với gần 1 tỷ người dùng, trang mạng xã hội mang về hàng tỷ USD mỗi năm và giá trị vốn hóa thị trường của Facebook còn lớn hơn rất nhiều.


7. Andrew Mason, 31 tuổi
Ngay từ năm 2008, Andrew Mason đã xây dựng trang mua hàng theo nhóm Groupon. Hai năm sau, Google đề nghị mua lại Groupon với giá 6 tỷ USD (khoảng 126.000 tỷ đồng) song Mason từ chối. Quý vừa rồi, Groupon đem về 560 triệu USD lợi nhuận (khoảng 11.760 tỷ đồng) và lãi ròng 39,6 triệu USD (khoảng 831,6 tỷ đồng).



8. David Karp, 21 tuổi
Vào lứa tuổi còn rất trẻ này, David Karp đã sáng lập mạng xã hội Tumblr. Giá trị thị trường của công ty hiện nay xấp xỉ 1 tỷ USD (khoảng 21.000 tỷ đồng) rồi nhé.




9. Adam D'Angelo, 27 tuổi
Mặc dù Quora (trang hỏi đáp trực tuyến) của Adam D'Angelo mới được định giá 400 triệu USD (khoảng 8.400 tỷ đồng), song theo báo cáo thì anh chàng luôn từ chối các thương vụ thâu tóm. Trong quá khứ có công ty đòi trả Adam D'Angelo tới 1 tỷ USD (khoảng 21.000 tỷ đồng) mà thành công.



                                                     P.V (theo Business Insider)
Đọc tiếp ...

Xu hướng nhượng quyền thương hiệu năm 2012

Tạp chí Entrepreneur (Mỹ) vừa công bố 12 xu hướng phát triển của các lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền thương hiệu tại Mỹ trong năm 2012.




Burger

Hàng loạt nhà hàng burger nối tiếp nhau ra đời với sự dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh và thực đơn mở rộng để tăng tính cạnh tranh
Hàng loạt nhà hàng burger nối tiếp nhau ra đời với sự dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh và thực đơn mở rộng để tăng tính cạnh tranh.

Chăm sóc trẻ em

Chăm sóc trẻ em luôn là nhu cầu rất lớn. Franchise trong lĩnh vực này cung cấp cho các bậc cha mẹ một loạt các lựa chọn khác nhau, từ người giữ trẻ đến các trung tâm chăm sóc giáo dục trẻ em.

Giáo dục trẻ em

Trẻ em ngày nay năng động hơn bao giờ hết, và cho dù cho các em (hoặc các bậc phục huynh) quan tâm đến nghệ thuật và hàng thủ công, thể thao và phòng tập thể dục khoa học máy tính thì luôn có một cơ sở kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại đáp ứng đầy đủ những nhu cầu đó.

Thể hình

Ngành công nghiệp thể dục thể thao sẽ tiếp tục phát triển mạnh. Và các nhà đầu tư sẽ tìm thấy rất nhiều các lựa chọn nhượng quyền trong lĩnh vực này bao gồm cả các lớp học khiêu vũ, võ thuật, boxing…

Dịch Vụ Y Tế

Những năm gần đây đã thấy một sự đột biến của các công ty tìm kiếm để thu hút bác sĩ vào gấp nhượng quyền thương mại, với các dịch vụ đa dạng như giảm cân, vật lý trị liệu, dịch vụ chỉnh hình và chăm sóc khẩn cấp.

Cửa hàng bán lẻ

Các cửa hàng bán lại đang bước vào một thời kỳ phục hưng nhờ sự chịu chi người tiêu dùng. Cửa hàng quần áo thống trị lĩnh vực này nhưng bạn có thể tìm thấy các mặt hàng điện tử, thể thao và cả nhạc cụ.
Subway năm nay đã vượt qua McDonald để trở thành chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn nhất trên thế giới – một minh chứng cho bánh mì sandwich phổ biến như thế nào. Tuy có một gã khổng lổ “ngán đường” nhưng các chuỗi nhượng quyền kinh doanh bánh sandwich nhỏ hơn vẫn còn tìm thấy rất nhiều cơ hội để phát triển.

Chăm sóc người già

Với thế hệ bùng nổ dân số đầu tiên bước sang tuổi 65 năm nay, thị trường vốn đã lớn mạnh của dịch vụ này bắt đầu bùng nổ mạnh mẽ hơn. Franchise mở rộng từ các dịch vụ chăm sóc đơn giản cho đến chăm sóc y tế, vị trí hỗ trợ sinh hoạt, di chuyển…. cho người già.

Dịch vụ Spa

Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ xa xỉ như massage, spa vẫn phát triển mạnh trong điều kiện kinh tế khó khăn phần lớn nhờ mô hình kinh doanh dựa trên thẻ thành viên.

Dịch vụ gia sư

Giáo dục là một trong những lĩnh vực mà các bậc cha mẹ không bao giờ tiết kiệm, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi các trung tâm dạy kèm hoạt động theo hình thức nhượng quyền tiếp tục phát triển.

                                                      Nguồn: Internet(lamgiau0kho)




                                  
Đọc tiếp ...

Teen Mỹ làm giàu như thế nào

18 tuổi, Ben Casnocha, chàng trai có nick name “Big Ben”, đã trở thành một ông chủ. Một ngày của Ben lúc nào cũng bận rộn. Sáng, Ben đến thung lũng Silicon làm việc với tư cách “ông chủ”, điều hành công ty. Buổi chiều, Ben lại cắp sách tới trường như một học sinh bình thường.
Bắt đầu từ một dự án nhỏ khi còn đang học tại một trường tư thục tại San Francisco, Casnocha đã tạo dựng cho riêng mình một công ty phát triển cực mạnh mang tên Comcate – một công ty chuyên kinh doanh các phần mềm phục vụ cho chính quyền ở các địa phương. Ben kinh doanh rất thành công. Thu nhập bình quân hằng năm của Comcate lên tới 750.000 USD. Và tính đến nay, trên 50 khách hàng từ nhiều thành phố lớn nhỏ thuộc nhiều bang nước Mỹ đã và đang sử dụng dịch vụ của Comcate.



Tất nhiên, Ben Casnocha không phải trường hợp duy nhất ở Mỹ. Trong bài viết “Ai đang thay đổi ngành kinh doanh nước Mỹ” đăng trên Tạp chí Young Wealth vừa qua, tác giả Jon Swarz đã đề cập tới 15 doanh nghiệp trẻ tiêu biểu. Tất cả đều bắt đầu sự nghiệp từ khi còn rất trẻ, khi đang còn ở tuổi teen. Và tất nhiên, tất cả đều rất thành công.
Dù ở bất cứ đâu, giới trẻ cũng luôn luôn muốn chứng tỏ mình. Vì khát vọng tự khẳng định ấy, họ sẵn sàng bước vào thương trường, sẵn sàng cạnh tranh với các “đại gia”, dù nhiều khi tài sản khởi nghiệp họ có trong tay chỉ là con số 0. Điều đáng nói là con số những người trẻ ấy luôn tăng với cấp số nhân theo thời gian. Theo số liệu thống kê của Brian Headd, một chuyên gia kinh tế tại văn phòng luật sư tài chính Mỹ, chỉ trong vòng 5 năm, con số tiểu chủ (ông chủ dưới 21 tuổi) ở Mỹ đã tăng lên gần 50.000 người.
Cùng với sự phát triển của CNTT và Internet, những người trẻ có nhiều hơn cơ hội tiếp cận công việc kinh doanh. Chỉ cần một số vốn nho nhỏ, bất kì ai có “máu” làm ăn đều có thể biến ước mơ thành hiện thực.

Lời khuyên từ những 8X thành công

Graham Bensinger, xuất thân từ vùng Ladue (Missouri) là một phóng viên thể thao của ESPN. Graham có thể coi là một kiểu mẫu thành công ngay từ khi còn trẻ. Chưa đầy 20 tuổi, Graham đã có riêng một show hàng tuần về thể thao trên ESPN, và một vị trí khá vững trên ESPN.com. Theo Graham, làm việc hết mình chính là chìa khóa để dẫn tới thành công. “Mọi người đều có ước mơ. Chỉ khác là có ước mơ trở thành hiện thực. Còn có ước mơ mãi mãi chỉ là mơ ước”, Graham chia sẻ.

Graham Bensinger chụp ảnh với Mike Tyson

Cũng sớm thành công như Graham, Robin Liss, 22 tuổi, cũng được coi là một gương mặt thành công tiêu biểu của 8X Mỹ. Vừa qua tuổi trưởng thành, Robin đã trở thành CEO của Camcorderinfor.com – một website thu hút hàng trăm nghìn người truy cập. Cô cũng được biết đến như là cố vấn của CNN.
Mặc dù vậy, Robin Liss vẫn hết sức khiêm tốn. Cô tâm sự, “không bao giờ tôi tự coi mình là một chuyên gia. Tôi luôn luôn học hỏi và cố gắng tìm ra những cách giải quyết tốt nhất khi làm bất cứ công việc nào”. Theo Robin, sự liều lĩnh và kinh nghiệm chính là chìa khóa của thành công trong kinh doanh.

                                                                     Nguồn:Internet(lamgiau0kho)
                                                                                                                                       
Đọc tiếp ...

Lên đầu trang